-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hiểm họa từ con mối đối với các loại công trình
Tác hại của con mối Mối có tên khoa học là Isoptera, là loại côn trùng có họ hàng gần với gián chúng là nhóm côn trùng có “tính xã hội cao”.Chúng lập thành vương quốc sớm nhất. Xã hội loài mối được cai quản bởi hệ thống phân cấp, nhiệm vụ của chúng trong tổ hình thành một xã hội thu nhỏ. Sau khi đẻ trứng chúng nở thành các ấu trùng mầu trắng nhợt mối vua và mối chúa phân cấp cho đám con bằng cách tiết ra phoremone khi trứng nở. Sau vài lần lột xác, các âu trùng này phát triển thành một trong ba tầng lớp trong tổ: mối thợ mối lính và mối sinh sản, mối thợ và mối lính sống được một đến hai năm. Mối chúa có thể sống trên một thập kỷ với điều kiện khí hậu lý tưởng nhất lúc đầu đẻ ít trứng sau 4-5 năm năm bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày chúng có thể đẻ ra 8000-10000 trứng. Chính vì vậy Mối là loại côn trùng mang đến thiệt hại vô cùng lớn mà không phải ai cũng biết như các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vận dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống.., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
Theo các số liệu thống kê, tác hại của mối gây thiệt hại không hề nhỏ về tài chính cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam chúng ta. Tại các công trình đang sử dụng, mỗi năm chúng ta phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để duy trì, sửa chữa và thay thế các thiệt hại và khiếm khuyết mà mối gây ra. Tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng sức tàn phá của loài mối có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
1. Các đối tượng chịu ảnh hưởng của loài mối
Là loại côn trùng bộ cánh đều, chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa Cellulose. Chính vì vậy có rất nhiều đối tượng phải gánh chịu hậu quả do mối mang tới. Đặc biệt, chúng ta rất khó có thể phát hiện do mối gây ra trong thời gian dài. Tác hại của chúng đối với các đối thượng kinh tế chủ yếu là:
- Phá hủy các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.
- Phá hủy hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.
- Gây sụt lún cho nền móng công trình. Phá hủy tài liệu, sách vở, carton, các vật liệu có nguồn gốc từ cellulosela là thức ăn mà loài mối rất yêu thích.
- Mối gây gẫy, đổ, chết cây trồng (cây ăn quả và cây công nghiệp).
- Làm rỗng và gây rò rỉ, sụt lún cho thân đê, đập.
Theo điều tra cơ bản ở Việt Nam đã phát hiện được trên 20 loài mối có mặt trong các công trình có các mức độ và hình thức gây hại khác nhau.Tổ mối có thể chưa hàng chục, hàng trăm hay hàng ngàn con mối. Với một số loài như mối Formosan có thể có 500.000 con mối trong một tổ mối. Các con mối có kích thước bé, tuy nhiên với số lượng lớn thì khả năng phá hủy các đồ vật là rất lớn chỉ trong thời gian ngắn.
Một số nghiên cứu đã cho thấy một cá thể mối ngầm có thể tiêu thụ 16 gram thức ăn mỗi ngày. Sẽ thật kinh khủng nếu tổ mối có tới 500.000 cá thể, khi đó sức tàn phá sẽ khiến con người ta phải giật mình.
2. Tác hại của mối
Đối với những công trình kiến trúc nói chung tác hại của mối gây ra cho các công trình là vấn đề rất đáng quan tâm cho các nhà thầu xây dựng. Mục tiêu của mối là gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ cellulosela (gỗ, giấy, thảm...) là thức ăn mà loài mối rất yêu thích, những vật liệu này lại có nhiều ở công trình xây dựng do đó việc xâm nhập vào công trình là tất yếu. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong công trình bị hủy hoại mà kiến trúc công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối. Đặc biệt phải kể đến đối với các công trình xây dựng là giống mối Coptotemes. Đây là giống mối phổ biến ở nhiều nước và gây tác hại đáng ngại nhất chúng có thể làm vủn vữa xây tường. Vì thế, chúng có thể đi xuyên qua tường từ tầng này qua tầng khác, từ tầng dưới lên tầng trên để kiếm thức ăn. Tổ mối có thể nằm dưới nền móng nhà, trong lỗ hổng kiến trúc, trong tủ, thậm chí hòm quần áo.......
Chúng có thể phá hoại các công trình nội thất trang trí và các sản phẩm gỗ...đặc biệt là các vật tư nguyên liệu quý hiếm các lưu trữ, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tồn, bảo tàng, giá trị không thể tính bằng tiền bạc. Các vật dụng khi bị mối xâm hại nhìn bề ngoài có thể như nguyên vẹn nhưng bên trong đã bị mối ăn rỗng không còn giá trị sử dụng bắt buộc phải thay thế sẽ gây thiệt hại rất nhiều đến kinh tế cho chủ sở hữu công trình.
Tác hại của chúng không chỉ đối với các loại vật liệu có nguồn gốc từ gỗ mà chúng có thể đùn đất gây rỗng và sụt lún sàn nhà, thân đê, đập. Nếu tổ mối to có thể gây sụt lún cả nền móng công trình xây dựng.
Ngoài ra mối còn gây hại cả máy móc thiết bị cũng không tránh khỏi sự phá hoại của mối. Để tìm được thức ăn mối có thể luồn lách qua các khe nhỏ và đắp đường mui đất để đi, do đường đất của mối thường ẩm lúc mới đắp lên các thiết bị điện thường bị chập gây cháy nổ.
Mối còn phá hoại cây trồng, ăn rỗng làm gẫy, đổ và chết cây trồng.
Mối gây nhiều thiệt hại về tài sản, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Có thể thấy tác hại của mối là không hề nhỏ, không chỉ vậy rất nhiều người lại không hề quan tâm tới loài vật bé nhỏ nhưng có sức phá hủy lớn này.
Việc phòng chống mối là một nội dung rất quan trọng và đáng được lưu tâm để kéo dài tuổi thọ công trình, bảo vệ tài sản và đó cũng chính là một ý tưởng tốt để có thể làm giảm thiệ hại về kinh tế cho con người. Để phòng chống mối hiệu quả, chúng ta phải nắm rõ được những tác hại của loài mối, đồng thời phải được sự quan tâm của người chỉ huy đơn vị và ngành nghiệp vụ cấp trên đồng thời vận dụng các biện pháp phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của cơ quan đơn vị, để phòng chừ loài mối không có cơ hội ảnh hưởng xấu đến cuộc sống!
>>>>> Bạn có thể tham khảo thêm tác hại của muỗi đối vơi con người
Liên hệ ngay với chúng tôi – Đơn vị diệt côn trùng uy tín!
Thông Tin:
Điện Thoại: 0912.272.898
Địa Chỉ: 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: DietTanGocLucQuan@gmail.com
Đã diệt là phải diệt tận gốc!
Bình luận
3 bình luận:
Lê Đình Luân
25/10/2018Ảnh còn to anh nhé, Câu link liên kết chưa để màu và to hơn để nổi bật
Lê Đình Luân
25/10/2018Ảnh còn to anh nhé, Câu link liên kết chưa để màu và to hơn để nổi bật
Lê Đình Luân
25/10/2018Ảnh còn to anh nhé, Câu link liên kết chưa để màu và to hơn để nổi bật