-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bạn đã biết tới tác hại của muỗi?
Là loài gây ra và lây lan nhiều mầm bệnh nguy hiểm, tác hại của muỗi là không thể đếm được. Muỗi là vật thể trung gian truyền bệnh giữa người với động vật, người với người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tác hại của loài muỗi bạn nên biết.
Muỗi là loài hoạt động, sinh sôi và phát triển mạnh vào mùa mưa, đặc biệt tại nơi ẩm thấp, nguồn nước tù đọng. Việc bị muỗi đốt không phải là vấn đề quá lớn nhưng có rất nhiều trường hợp bị tử vong.
- Những tác hại của muỗi
Tác hại của muỗi có thể kể đến đó chính là tác nhân lây truyền các loại bệnh nguy hiểm như vàng da, sốt rét,… Đây là những bệnh nguy hiểm dẫn đầu về số ca tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 5,3 triệu người chết vì sốt rét.
Không chỉ vậy hầu hết các loài muỗi đều mang trong mình ký sinh trùng giun chỉ, loài này có thể gây nên biến dạng trên cơ thể như sưng phù (bệnh chân voi). Và đừng quên muỗi còn là tác nhân lan truyền bệnh viêm não (do các Arbovirus). Khi muỗi hút máu, chúng bơm nước bọt có chứa chất chống đông máu vào, nếu muỗi có chứa virut, thì virut này sẽ theo nước bọt đi vào cơ thể. Hàng loạt các bệnh viêm não có thể gặp khi bị muỗi chích như:
- Viêm não ngựa miền Đông: Bệnh này chủ yếu xảy ra ở ngựa, hiếm gặp ở người. Tuy nhiên, bệnh này khá nguy hiểm và gây tử vong cao, bệnh thường xảy ra 10 ngày sau khi bị muỗi cắn.
- Viêm não ngựa miền Tây: Tương tự như viêm não ngựa miền Đông, bệnh này cũng chủ yếu xảy ra ở ngựa, ít gặp ở người nhưng nhẹ hơn viêm não ngựa miền Đông, tuy nhiên trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ có biểu hiện nặng hơn.
- Viêm não St. Louis: Bệnh này lây truyền từ chim sang muỗi, nhóm người già có tỷ lệ mắc bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong khoảng 2%-20%.
- Viêm não La Crosse: Được phát hiện đầu tiên vào năm 1963 thường gặp ở trẻ em.
- Viêm não Tây sông Nile: diễn ra ở châu Phi, Trung Đông, một phần châu Âu, Nga, Ấn Độ và Indonesia. Bệnh lây từ chim sang muỗi, thường có biểu hiện nhẹ, nhưng nếu bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch bệnh có thể trở nên trầm trọng.
- Cách phòng tránh muỗi
Có rất nhiều biện pháp có thể áp dụng nhằm ngăn chặn tác hại của muỗi. Cụ thể là:
- Sử dụng cửa lưới chống muỗi. Đây là biện pháp phòng chống muỗi rất hiện quả đã được chứng minh trong thực tế. Mọi người có thể xem thêm tại đây để tìm hiểu được nguyên nhân.
- Sử dụng màn khi ngủ: Đây là biện pháp không gây hại cho sức khỏe, môi trường, chi phí không hề cao nhưng lại vô cùng hiệu quả và phát huy tác dụng trong thời gian dài.
- Sử dụng các hóa chất để diệt muỗi: Ban có thể dùng bình xịt hoặc đốt hương muỗi. Tuy nhiên biện pháp này lại mang tới sự nguy hiểm cho sức khỏe của con người và không thân thiện với môi trường.
- Sử dụng sinh vật để diệt muỗi như: Nuôi cá nhỏ trong bể nước nhằm tiêu diệt bọ gậy. Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung. Hoặc có thể nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
- Cải tạo môi trường nhằm thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi: Nạo vét cống rãnh, vũng nước, phát quang bụi rậm. Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín. Dọn dẹp nhà cửa, không để các vật ủ lại một chỗ (đây là điều kiện khiến cho muỗi phát sinh nhanh hơn và dễ dàng hơn).
Tất cả các biện pháp trên đều có thể phòng tránh muỗi tuy nhiên chúng ta nên kết hợp các biện pháp này một cách hài hòa, hợp lý. Có như vậy bạn mới có thể ngăn chặn được tác hại của muỗi đồng thời có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.